Thiết kế web
3sgroup

Doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc sai lầm gì?

Sự thăng trầm chìm nổi hết lần này đến lần khác trong kinh doanh là điều tất yếu, thế nhưng không phải mọi sai lầm đều xảy ra giống nhau.

Là doanh nhân, tốt nhất bạn nên không ngừng học hỏi. Đừng để những câu chuyện thành công kiểu cổ tich nuông chiều bản thân. Câu chuyện thực tế sẽ diễn ra như thế này: Bạn thử nghiệm một sản phẩm, gặp thất bại, bạn thử nghiệm lại và cải tiến nó. Các sai lầm là một phần quan trọng của quá trình thử - sai này.
 
Tất nhiên, không phải tất cả các sai lầm đều xảy ra liên tiếp. Nhưng vẫn có nhiều doanh nhân bị va đi vấp lại nhiều lần với cùng một loại sai lầm mà họ vẫn không biết cách giải quyết.
 
Dưới đây là 9 sai lầm chung nhất và dễ tránh nhất:
 
1. Chỉ cho mình là đúng, thay vì lắng nghe ý kiến về các ý tưởng mới của bản thân
 
Bạn cho là ý tưởng kinh doanh của mình giống một trò chơi thu lợi nhuận, nhưng lại không định trước tình huống bạn có thể sẽ gặp thất bại. Khi bạn định đầu tư bất kể thời gian hay tiền bạc vào một ý tưởng nào đó, hãy dành thời gian để thử nghiệm nó trước. 
 
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia từ công đồng khởi nghiệp và đưa ý tưởng về sản phẩm mới của mình hỏi ý kiến khách hàng tiềm năng. Từ đó điều chỉnh và thích ứng dựa trên các phản hồi từ họ.
 
2. Không đủ nhanh nhạy với nhu cầu kinh doanh từ thị trường
 
Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh đã thất bại thảm hại chỉ vì bắt đầu quá chậm chạp. Đừng mất quá nhiều thời gian để suy đi tính lại ý tưởng và kế hoạch của mình, thay vào đó hãy xây dựng các sản phẩm giá trị nhất, tung ra thị trường và xem các phản ứng từ mọi người về nó. 
 
Cuối cùng, điều quan trọng không phải là làm việc thật nhiều, bởi vì bạn sẽ không thể nào khởi nghiệp thành công nếu chỉ đơn thương độc mã một mình.
 
3. Không biết khi nào phải chuyển hướng
 
Qua những kết quả phản hồi bước đầu, bạn cần có khả năng tiếp nhận thông tin phải hồi mà thậm chí có những tình huống mà bạn sẽ không lường trước được. Thay vì ném bỏ chúng vào thùng rác hay lờ tịt những gì mà bạn có thể học hỏi, những phản hồi này sẽ truyền cảm hứng giúp bạn thay đổi mô hình kinh doanh và kịp thời ngăn chặn thất bại. Rất nhiều dự án kinh doanh đã thành công nhờ biết tính toán một lộ trình mới cho chính mình.
 
Ví dụ, Instagram ban đầu khởi điểm là mạng xã hội Burbn. Khi đó việc tải ảnh và chia sẻ các bức hình chỉ là một tính năng của nó, nhưng lại là tính năng được nhiều người dùng yêu thích nhất. Bởi vậy, Burnbn đã được tái định vị thành Instagram, và hẳn là bạn đã biết phần còn lại của câu chuyện: Facebook đã phải bỏ ra 1 tỷ USD để có được ứng dụng tuyệt vời này.
 
4. Bạn có quá nhiều lời khuyên... hoặc không có lời khuyên nào cả
 
Những suy tính thông thái có thể gây dựng hoặc bóp nát sự nghiệp kinh doanh của bạn. Việc lờ đi hay không đón nhận nó không có nghĩa rằng bạn bị 'mù đường' hay khả năng kinh doanh thành công sẽ thấp. Chưa kể, việc 'đẽo cày giữa đường' khi có quá nhiều thông tin phản hồi cũng rất nguy hiểm. Hãy chú trọng phát triển các mối quan hệ với một vài doanh nhân có kinh nghiệm thuộc cùng lĩnh vực mà bạn đang tham gia.
 
Theo quy tắc ngón tay cái, hãy lựa chọn các nhà tư vấn cụ thể cho lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn, chứ không phải cho tất cả các ngành kinh doanh. Ví dụ, nếu bạn coi trọng việc tập trung tiếp thị thông qua phương tiện truyền thông xã hội, hãy tìm đến một nhà tư vấn hiểu biết làm sao để tiếp cận người dùng nhờ truyền thông xã hội. Vị cố vấn này có thể không biết nhiều về hoạt động kinh doanh thực tế của bạn nhưng họ sẽ có nhiều hiểu biết uyên thâm trong lĩnh vực mà bạn mù mờ.
 
5. Không tiếp thị cũng chẳng sao
 
Quá nhiều doanh nhân cho rằng những ý tưởng xuất sắc của họ sẽ 'hữu xạ tự nhiên hương' giúp họ bán hàng, vì thế mà họ chẳng thể tiến xa với chân lí đó. Việc thiết lập một hệ thống tiếp thị trực tuyến hiệu quả là công việc quan trọng mà mọi công ty bắt buộc phải làm trong thời đại ngày nay.
 
6. Đưa sản phẩm đến khách hàng sau cùng
 
Vấn đề không phải là bạn thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn tuyệt ra sao, mà là ở khách hàng của bạn, nếu nó không phải là thứ khách hàng của bạn muốn, thì họ sẽ không mua và bạn sẽ không bao giờ có lợi nhuận. Bạn cần hiểu rằng mình cần có thông tin phản hồi từ khách hàng trước khi ra mắt sản phẩm mới. Đừng quên việc tiếp tục giữ liên lạc với khách hàng sau khi sản phẩm của bạn được tung ra.
 
7. Gọi vốn đầu tư sai
 
Nếu không có tiền, doanh nghiệp của bạn sẽ không thể ra đời - đó là một phương trình đơn giản. Điều khó khăn hơn là tính xem bạn cần bao nhiêu tiền và kiếm nó ở đâu. Dù bạn có chọn cách tự bỏ vốn, huy động vốn từ cộng đồng hay kêu gọi quỹ đầu tư mạo hiểm, thì điều quan trọng là bạn phải xác định được chiến lược gọi vốn và xem xét hiệu quả của nó.
 
8. Ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội
 
Sau hết, thành công của bạn xoay quanh những người mà bạn biết. Nếu bạn không nói chuyện với các khách hàng tiềm năng và các vị chuyên gia trong ngành, bạn sẽ bị bỏ lỡ vô số cơ hội đáng giá. Hãy đưa các mối quan hệ mật thiết vào danh sách những việc phải làm. Mở rộng tầm nhìn của mình như một doanh nhân thông qua việc học hỏi từ các mối quan hệ trực tuyến cũng như trục tiếp.
 
9. Thuê sai người
 
Những ý tưởng tuyệt vời không giúp bạn thành công, mà chính nhờ những người bạn thuê mới tạo ra được những ý tưởng hay và giúp bạn thành công. Đó là lý do tại sao việc tuyển dụng luôn là một nhiệm vụ quan trọng và phải thực hiện vô cùng cẩn thận. Hãy tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng mềm khác so với bạn. Bạn cần có ai đó có thể tham gia vào cuộc chơi kinh doanh và giúp bạn tạo thế cân bằng trong công việc.
Đánh giá của khách hàng
  • Sản phẩm Online Marketing của 3S Group mang lại hiệu quả lớn cho kế hoạch kinh doanh của GELEXIMCO .. 

    Mr. Lê Quốc Tuấn Tập đoàn GELEXIMCO

Follow me

Thiết kế website Facebook

Thiết kế website You Tube

Thiết kế website Google+

 

 

3S TECHNOLOGY., JSC | Tầng 6, tòa nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội | Điện thoại: 024 625 91 969 *  Hotline: 0985 348 635  | Email: info@3sgroup.vn